Xét nghiệm máu được xác định là một trong những việc làm hết sức cần thiết để xác định xem mình đang gặp phải những vấn đề gì về sức khỏe hay không. Tuy nhiên để việc xét nghiệm máu cho kết quả chính xác thì việc ăn sáng là một trong những vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Vậy để thực hiện xét nghiệm máu có được ăn sáng không?
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu, hay còn gọi là xét nghiệm huyết học là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu nhằm xác định hàm lượng một số chất nhất định có trong máu. Việc xét nghiệm máu còn giúp tìm ra các tác nhân gây bệnh, những dấu hiệu của bệnh, xác định lượng kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u, đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị.
Hoặc đơn thuần việc xét nghiệm máu sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe của mình, đảm bảo không có bất thường gì về sức khỏe và chỉ số máu. Việc xét nghiệm máu nên được thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần
Sự quan trọng của việc làm xét nghiệm máu.
Việc xét nghiệm máu có bai trò hết sức quan trọng, giúp bạn có thể phát hiện kịp thời một số bệnh lý nguy hiểm điển hình như:
- 1.Các bệnh về máu
Việc xét nghiệm máu tổng quát có khả năng giúp bạn phát hiện các bệnh về máu và những rối loạn liên quan đến thành phần trong máu, điển hình như thiếu máu, viêm nhiễm, các bệnh lý kí sinh trùng, người bệnh có đang gặp các vấn đề về đông máu, ung thư máu hay không. Các bệnh lý này được các bác sĩ chẩn đoán thông qua các chỉ số xác định được sau khi tiến hành xét nghiệm máu.
Các chỉ số đánh giá khi xét nghiệm máu cụ thể như:
- Kiểm tra các tế bào hồng cầu:
Mức hồng cầu bất thường cũng được xác định là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang gặp phải các vấn đề như thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc gặp phải tình trạng rối loạn khác về hồng huyết cầu.
- Việc kiểm tra và xác định số lượng các tế bào bạch cầu
Là một trong những yếu tố giúp xác định được dấu hiệu của nhiễm trùng, có đang gặp phải tình trạng ung thư máu hay không?
- Kiểm tra chỉ số tiểu cầu:
Mức tiểu cầu bất thường cũng được xác định là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn chảy máu hoặc các vấn đề tụ huyết khối cần lưu ý.
- Hemoglobin (Hb):
Việc xét nghiệm máu xác định được mức hemoglobin bất thường hoàn toàn có thể là một trong những triệu chứng cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề về máu điển hình là thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc các vấn đề rối loạn máu khác.
Trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường việc xét nghiệm máu có thể xác định được lượng đường dư trong máu
- Trong trường hợp thực hiện xét nghiệm máu cho chỉ số Hematocrit (Hct):
Có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Còn trong trường hợp mức hematocrit thấp có khả năng là dấu hiệu của thiếu máu. Sự bất thường đối với chỉ số Hct cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn về máu hoặc tủy xương.
- Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV):
Mức MCV bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu nói chung hoặc chứng thiếu máu cục bộ.
- 2. Kiểm tra gan, thận
Xét nghiệm máu cũng là một trong những cách giúp bạn kiểm tra và xét nghiệm chức năng gan và thận. Việc kiểm tra chức năng gan sẽ tiến hành đo chỉ số
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng của gan SGOT, SGPT và chức năng thận, việc xét nghiệm máu để xác định chức năng thận bằng việc đô nồng độ ure trong máu (BUN) và creatinin. Hai thành phần này là những chất thải mà thận đã lọc ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm máu cho thấy 2 chỉ số này bất thường thì bạn cần lưu ý rằng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận hoặc các bệnh về gan điển hình như viêm gan A, B, C, B, E … hoặc các vấn đề khác như men gan cao, ung thư gan…
- 3. Bệnh về đường huyết
Việc xét nghiệm máu cũng cho biết lượng đường có trong máu của bạn đang ở ngưỡng nào. Trong trường hợp lượng đường trong máu vượt quá giới hạn sẽ là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Đối với trường hợp xét nghiệm máu có đo nồng độ glucoso, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nhịn ăn sáng để lấy đường huyết lúc đói. Tuy nhiên cũng có những xét nghiệm đường huyết được thực hiện sau bữa ăn
- 4. Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C)
Việc thực hiện xét nghiệm máu còn giúp chúng ta tìm ra chỉ số để xác định được có đang bị rối loạn mỡ máu hay không.
- Nồng độ cholesterol xấu: gây nên tình trạng tắc nghẽn trong lòng mạch, gây xơ vữa động mạch
- Nồng độ cholesterol tốt: Làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.
- Triglyceride: Là một loại chất béo có trong máu.
Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch, động mạch vàng. Đối với những xét nghiệm này người bệnh cần phải nhịn ăn từ 9-12 tiếng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
- 5. Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym
Enzym giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.
Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm máu còn giúp người bệnh phát hiện các bệnh lý nguy hiểm khác như Gout, HIV… và một số bệnh nguy hiểm khác.
Xem thêm: xét nghiệm HIV hết bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm máu có được ăn sáng không?
Đây là một vấn đề rất nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm khi đang có nhu cầu thực hiện việc xét nghiệm máu.Thông thường, vào buổi sáng khi đi xét nghiệm máu, các kĩ thuật viên sẽ hỏi người bệnh đã ăn sáng chưa.
Điều này khiến nhiều người bệnh thường băn khoăn rằng liệu việc ăn sáng có liên quan đến việc xét nghiệm máu hay không và xét nghiệm máu có được ăn sáng không. đối với người xét nghiệm máu lần đầu hay đã thực hiện nhiều lần thì đây vẫn luôn là vấn đề cần giải đáp.
Trước tiên, bạn cần phải hiểu rằng thức ăn sau khi trải qua quá trình tiêu hóa, hầu hết các chất sẽ được hấp thụ vào máu và vận chuyển đến từng cơ quan riêng biệt, do đó, sau khi ăn, các thành phần các chất có trong máu chắc chắn sẽ có sự thay đổi.
Chính vì thế mà để đảm bảo tính chính xác của việc xét nghiệm thông thường người bệnh sẽ không được ăn sáng trước khi làm xét nghiệm máu.
Tuy nhiên đối với những xét nghiệm máu không cần xác định các nồng động trong máu mà đơn giản là chỉ kiểm tra xác định nhóm máu thì không cần quan tâm đến điều này.
Bởi xét nghiệm xác định nhóm máu là việc xét nghiệm kháng nguyên có trên mặt hồng cầu và điều này được quy định bởi gen di truyền chứ không liên quan đến việc bạn ăn sáng chưa.
Các xét nghiệm cần nhịn ăn sáng
Để trả lời một cách cụ thể hơn về vấn đề này thì dưới đây là một số xét nghiệm mà bạn cần biết để có thể chủ động trong việc ăn hay không ăn trước khi làm xét nghiệm.
Những xét nghiệm CẦN nhịn ăn sáng cụ thể là:
- Xét nghiệm đường huyết
Việc xét nghiệm đường huyết thường nhằm việc xác định và chẩn đoán bệnh tiểu đường. Việc nhịn ăn cực kỳ quan trọng đối với kết quả xét nghiệm. Bạn cần nhịn ăn từ 8-10 giờ trước khi làm xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác.
- Xét nghiệm sắt trong máu
Kết quả của việc xét nghiệm mày nhằm xác định được các bệnh về máu do tiếu sắt. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm để đo hàm lượng sắt chứa trong máu. Hầu hết thức ăn đều có chứa hàm lượng sắt nhất định, vì thế để có kết quả xét nghiệm chính xác tốt nhất bạn không nên ăn trước khi làm xét nghiệm.
- Xét nghiệm cholesterol máu
Hiện nay, bệnh mỡ máu được xác định bằng việc xét nghiệm máu để đo hàm lượng cholesterol có trong máu. Xét nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định các bệnh lý về tim mạch. Lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu bạn vừa mới ăn.
Vì vậy, hãy đảm bảo trong vòng tối thiểu 9 tiếng trước khi xét nghiệm không có bất kỳ loại thực phẩm nào được đưa vào cơ thể bạn.
- Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
Đối với mọi trường hợp bệnh nhân xét nghiệm máu để xác định chức năng thận đều được yêu cầu nhịn ăn trong khoảng từ 8-12 tiếng vì thời gian này mới đủ để các chất dư thừa đào thải hết ra ngoài cơ thể, các chất dinh dưỡng cần thiết cũng đã được hấp thụ hết. Lượng chất còn lại trong thận cho biết thận của bạn đã làm việc như thế nào.
Ngoài các xét nghiệm trên, một số xét nghiệm chuyển hóa cơ bản như cân bằng điện giải, hàm lượng vitamin B12,… cũng được yêu cầu phải nhịn ăn.
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu.
Bệnh cạnh băn khoăn về việc nhịn ăn sáng để làm xét nghiệm máu thì người bệnh cũng không nên uống cà phê, uống sữa, hay các loại nước ngọt, nước trái cây khác vì bản chất đều như nhau.
Tất cả các loại nước này đều hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến kết quả xét ngiệm máu.
Ví dụ việc xét nghiệm gamma – glutamyl transferase (GGT) là một xét nghiệm để đánh giá chức năng hoạt động của gan, việc bạn uống rượu bia hay hút thuốc cũng sẽ dẫn đến tình trạng tăng men gan. Do đó để có kết quả chính xác người bệnh không nên sử dụng các chất trên trong vòng 24h.
Tuy nhiên việc uống nước lọc không ảnh hưởng gì đến kết quả xét nghiệm máu. Mặc dù không được ăn sáng và uống nước ngọt… nhưng bạn vẫn có thể uống nước lọc bình thường tránh mất nước và kiệt sức nhé.
Việc nhịn ăn sáng thường sẽ được thông báo từ trước, điều này giúp đảm bảo sin hoạt và người bệnh có thể chủ động trong việc ổn định lượng thực phẩm nạp vào và thời gian nhịn đủ từ 8-12 tiếng, giúp cho kết quả xét nghiệm chính xác.
Đặc biệt trong khoảng thời gian trên nếu bạn lỡ ăn uống gì cũng cần nói với bác sĩ để các bác sĩ xem xét có lùi lịch xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Một kết quả xét nghiệm máu sai lệch sẽ khiến việc đánh giá của các bác sĩ thiếu đi tính chính xác, điều này ảnh hưởng đến việc chẩn đoán, chỉ định điều trị và cụ thể là sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế bạn cần hiểu rõ vấn đề này để chủ động trong việc nhịn ăn, nhằm có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Xem thêm: Xét nghiệm combo sau 3 tuần có chính xác không?
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, địa chỉ xét nghiệm máu tốt nhất hiện nay!
Lựa chọn một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành xét nghiệm máu cũng được xác định là một trong những yếu tố hết sức quan trọng giúp bạn có kết quả xét nghiệm máu chính xác.
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi từ lâu được đánh giá là một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy của đông đảo người bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận trong việc thăm khám, thực hiện các xét nghiệm.
Phòng khám có đội ngũ các y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại giúp quá trình phân tích, xét nghiệm cho kết quả nhanh chóng, chính xác.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của các bác sĩ đã giúp bạn giải dáp được băn khoăn về việc xét nghiệm máu có được ăn sáng không? nếu còn có bất cứ vấn đề nào băn khoăn hãy nhanh tay liên hệ về với chúng tôi qua Hotline- Zalo: 03.56.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp mọi thắc mắc.
Bài viết khác
Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền...
Xét nghiệm máu có được ăn sáng không?
Xét nghiệm máu được xác định là...
Xét nghiệm combo sau 3 tuần có chính xác không?
Thay vì áp dụng các phương pháp xét...
Những người bị nhiễm virus HIV sống được bao lâu ?
Những người có kết quả xét nghiệm...
Kết quả xét nghiệm HIV âm tính là sao? dương tính hay âm tính là bị hiv
Kết quả xét nghiệm HIV âm tính là sao?...
HIV lây qua đường nào? 7 con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh
Bệnh HIV lây qua đường nào? Đây là...