THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H * Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ

phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

HIV lây qua đường nào? 7 con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh

social

Bệnh HIV lây qua đường nào? Đây là căn bệnh nguy hiểm mà hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị triệt để. Do tính chất nguy hiểm của nó mà việc nắm được con đường lây bệnh càng trở nên quan trọng hơn.

Không phải ngẫu nhiên HIV trở thành căn bệnh thế kỷ; đại dịch khiến nhân loại khiếp sợ. Từ khi phát hiện ra HIV vào năm 1981 cho đến nay; căn bệnh này dự tính đã ướp đi sinh mạng của hơn 30 triệu người; còn con số bị nhiễm HIV còn cao hơn thế rất nhiều lần. Với tính chất lây lan đáng kinh ngạc và khả năng gây ra hậu quả nghiệm trọng tới sức khỏe của con người; thì tìm hiểu HIV lây qua đường nào có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh tránh xa căn bệnh xã hội nguy hiểm này.

Có thể bạn quan tâm:

HIV lây qua đường nào?

HIV là tên một loại virus có khả năng xâm nhập và làm suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng ở người; khiến cơ thể mất đi khả năng chống đỡ lại bệnh tật. Đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội; và có thể tử vong bởi các bệnh này trước khi chuyển sang giai đoạn cuối của HIV. Hiện nay chưa có loại thuốc hay phương pháp nào có thể chữa khỏi được HIV.

HIV lây qua đường nào

HIV lây qua đường nào

Virrus HIV có nhiều nhất ở trong máu, tinh dịch và dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi, dịch não tuỷ và sữa mẹ của người nhiễm HIV.

HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường. HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này rất yếu và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể. Virus HIV lây truyền qua 3 đường chính là máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con:

HIV lây qua đường máu:

Truyền máu trực tiếp từ người bị bệnh HIV sang người bình thường chính là đường lây lan HIV nhanh nhất. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp; chủ yếu HIV lây truyền qua sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy hoặc không được tiệt trùng, vệ sinh sạch sẽ sẽ trở thành con đường lây nhiễm mầm bệnh.

HIV lây qua đường máu

HIV lây qua đường máu

Qua quan hệ tình dục:

Đây là phương thức lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Người mang virus HIV khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền cho bạn tình. Dù bạn quan hệ theo bất cứ hình thức nào: qua đường miệng, bộ phận sinh dục hay dương vật – hậu môn thì khả năng lây nhiễm HIV vẫn ở mức cao.

  • Trong quá trình giao hợp, HIV có trong tinh dịch của nam xâm nhập vào âm đạo của nữ và ngược lại; HIB dễ dàng xâm nhập qua lớp niêm mạch mỏng khiến đối phương bị lây nhiễm.
  • Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật – miệng, hay miệng – âm hộ); khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng bị trầy xước, chảy máu chân răng thì HIV có khả năng lan truyền.
  • Giao hợp dương vật – hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Bởi hậu môn và trực tràng rất dễ xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo; nên tạo điều kiện rất tốt cho HIV lây truyền từ người này sang người kia.

Virus HIV truyền từ mẹ sang con:

Mẹ nhiễm virus HIV sinh con có 30% khả nǎng lây nhiễm do nhận dinh dưỡng qua nhau thai, qua máu… Nên thực hiện xét nghiệm khi trẻ 6-12 tháng tuổi sau sinh; lúc này trong máu của bé không còn giữ những kháng thể của mẹ.

Các giai đoạn tiến triển của HIV không rõ ràng, tình trạng này có thể âm thầm kéo dài cả năm. Phần lớn các trường hợp nhiễm HIV đều không biết thời điểm chính xác mình bị lây nhiễm; không biết nguồn lây cho mình. Đến khi chuyển sang giai đoạn cuối, bệnh nhân có biểu hiện: gầy, sốt, đau đầu, ho. Xuất hiện nhiều bệnh như ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân,….thì tử vong là điều không tránh khỏi.

Ngoài 3 con đường lây nhiễm HIV chính kể trên thì còn một số yếu tố khác có thể khiến lây nhiễm bệnh đó là:

Lây nhiễm HIV qua con đường Hôn

Mặc dù HIV không lây truyền thông qua đường nước bọt; tuy nhiên nếu chúng ta hôn một người mắc bệnh HIV khi họ đang gặp vấn đề chảy máu nướu răng hoặc vết loét. Bạn vẫn hoàn toàn có thể nhiễm phải loại virus này; nếu bạn cũng có những vết cắt hoặc vết loét quanh miệng hoặc trong miệng do sự tiếp xúc giữa máu và máu.

Lây nhiễm HIV qua con đường hôn

Lây nhiễm HIV qua con đường hôn

Con đường lây nhiễm HIV qua việc trao đổi kim tiêm

Bên cạnh kim tiêm thì bất cứ loại dụng cụ nào được sử dụng để chuẩn bị thuốc tiêm. Ví dụ như ống chích, nắp chai, thìa, hoặc hộp chứa… Đều có thể là con đường lây lan virus HIV; bởi chúng hoàn toàn có thể dính vi trùng của một người nào đó đã bị nhiễm HIV trước đó.

Bấm khuyên tại hoặc xăm mình cũng là con đường lây nhiễm virus

Việc bấm lỗ hay xăm mình cũng là một con đường dẫn đến nhiễm virus HIV. Trên lý thuyết thì nếu kim tiêm đã được sử dụng trên một người có HIV trước bạn; sau đó không được khử trùng sạch sẽ thì người sử dụng sau sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có báo cáo chi tiết nào là có người bị nhiễm virus theo con đường lây nhiễm này.

HIV lây qua truyền máu và vết thương hở

HIV lây qua truyền máu và vết thương hở

HIV lây nhiễm qua truyền máu và vết thương hở

Cũng theo lý thuyết thì trước khi truyền máu cần phải kiểm tra cẩn thận; cần phải chắc chắn rằng nguồn cung cấp máu không có HIV là vô cùng quan trọng.

Việc chạm vào một vết thương hở trên người có HIV cũng có nguy cơ lây bệnhDịch cơ thể như máu có thể đi qua vết thương hoặc màng nhầy. Tuy nhiên lây nhiễm virus qua trường hợp này là rất hiếm.

Bạn có thể lây nhiễm HIV nếu như có một người bị nhiễm HIV, cào cấu hoặc khạc nhổ lên bạn. Việc lây nhiễm HIV có thể xảy ra nếu vết cắn hoặc vết xước làm rách da của bạn; tuy nhiên trường hợp này cũng vô cùng hiếm gặp.

Một số lưu ý về cách phòng tránh HIV

Sau khi đã nắm được những con đường lây nhiễm HIV; Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách phòng tránh dưới đây:

  • Sống lành mạnh, một vợ một chồng; và cả hai đều không bị nhiễm virus HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi. Nếu như có quan hệ với những đối tượng chưa rõ có nhiễm HIV hay không; bạn cần phải sử dụng biện pháp an toàn như đeo bao cao su để bảo vệ sức khỏe bản thân.
  • Không tiêm chích ma túy.
  • Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thực sự cần thiết. Và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm. Chỉ sử dụng các loại bơm kim tiêm vô trùng. Sử dụng các dụng cụ đã được diệt trùng khi phẫu thuật, xăm mình, bấm lỗ tai, châm cứu…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay…
  • Đối với những phụ nữ nhiễm HIV nếu như muốn sinh con cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tư vấn cách phòng tránh không lây nhiễm bệnh cho con.

Nên làm gì khi nghi ngờ bị nhiễm HIV?

Nếu trước đó bạn từng có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm; tiếp xúc với người bị nhiễm HIV thì nên tiến hành xét nghiệm máu để tìm kháng nguyên, kháng thể HIV trong máu. Thời gian thích hợp nhất là khoảng 3 tuần tính từ ngày có hành vi tiếp xúc với nguồn bệnh. Các xét nghiệm này có thể giúp phát hiện sớm HIV sau khi nhiễm virus từ 6 tuần – 3 tháng.

Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV

Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV

HIV thường có thời gian ủ bệnh tương đối dài và diến biến bệnh phức tạp; qua nhiều thời k với những biểu hiện ban đầu không rõ ràng. Cách duy nhất để phát hiện sự có mặt của kháng nguyên và kháng thể HIV tồn tại trong cơ thể chính là tiến hành xét nghiệm khi có những hành động làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Bạn đọc thân mến! Việc tìm hiểu HIV lây qua đường nào và phát hiện sớm HIV sẽ tăng cơ hội điều trị, kìm hãm sự phát triển của virus. Giúp duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh. Cũng như hạn chế nguy cơ làm lây lan virus sang cho người khác; trong đó có vợ/chồng, bạn bè và cả con cái của bạn trong tương lai nữa.

Nếu bạn đã từng có những hành vi liên quan đến quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm,… trong quá khứ. Bạn cần làm xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần trong đời.

tư vấn

Bài viết khác

xet-nghiem-benh-xa-hoi-bao-nhieu-tien

Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền...

xet-nghiem-mau-co-duoc-an-sang-khong

Xét nghiệm máu có được ăn sáng không?

Xét nghiệm máu được xác định là...

xet-nghiem-combo-sau-3-tuan-co-chinh-xac-khong

Xét nghiệm combo sau 3 tuần có chính xác không?

Thay vì áp dụng các phương pháp xét...

hiv-song-duoc-bao-lau

Những người bị nhiễm virus HIV sống được bao lâu ?

Những người có kết quả xét nghiệm...

Đặt hẹn khám bệnh

Quy trình khám bệnh

Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều

hỗ trợ trực tuyến
hot line: 024.33.99.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
social

Nhập số điện thoại của Bạn

Tư vấn Chat với bác sĩ15 Gọi điện Đặt hẹn
DMCA.com Protection Status