Siêu âm thai là việc làm mà bất cứ thai phụ nào cũng cần phải thực hiện. Nó đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi; cũng như có thể nhận biết được các dị tật bất thường nếu có. Hiện nay, không ít các bà mẹ lo lắng về kết quả siêu âm thai; không biết kết quả siêu âm thai có chính xác không?
Kết quả siêu âm thai
“Chào các bác sỹ, cháu 24 tuổi; cháu mới lập gia đình cách đây được khoảng 2 tháng. Cháu bị trễ kinh gần 1 tuần nay; đi khám bác sỹ kết luận cháu đang mang bầu. Cháu vui lắm nhưng do mang thai lần đầu nên còn nhiều bỡ ngỡ. Bác sỹ có dặn dò cháu đi siêu âm thai theo định kỳ. Nhưng cháu nghe nói là kết quả siêu âm thai hay bị sai lệch. Cháu xin được hỏi bác sỹ là kết quả siêu âm thai có chính xác không? Cảm ơn bác sỹ nhiều lắm”.
Siêu âm thai là phương pháp giúp ghi lại hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ; được thực hiện thông qua việc sử dụng sóng âm tần số cao. Nhờ đó, các bác sỹ có thể theo dõi được tình hình sức khỏe; sự phát triển của thai nhi ở trong bụng. Nhanh chóng nhận ra các dị tật bất thường để có phương án xử lý thích hợp.
Siêu âm thai được thực hiện một cách định kỳ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Trong đó, ở mỗi giai đoạn, mục đích khi siêu âm sẽ khác nhau. Bởi nhiều chỉ số chỉ có những thời điểm thích hợp; bác sỹ mới có thể kiểm tra được.
Kết quả siêu âm thai có chính xác không?
Không ít các trường hợp, trong cùng một thời điểm mà kết quả siêu âm lại chỉ ra khác nhau. Điều này có thể được lý giải là thai nhi liên tục cử động mà có thể dẫn đến sự không đồng nhất về kết quả.
Hơn nữa, kết quả siêu âm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi trình độ và kinh nghiệm siêu âm của bác sỹ; điều kiện về trang thiết bị siêu âm tại cơ sở y tế mà người phụ nữ thực hiện. Bởi vậy, kết quả siêu âm thai sẽ có một tỷ lệ sai lệch nhất định; không thể nào chính xác được 100%.
Lưu ý để kết quả siêu âm thai chính xác
Để hạn chế tối đa sự sai lệch trong kết quả siêu âm thai nhi; các bác sỹ có một số khuyến cáo sau đây dành cho những người phụ nữ đang mang thai.
- Đi khám và siêu âm thai theo đúng thời gian quy định. Vào một số thời điểm; các chỉ số khi siêu âm thai sẽ cho kết quả về thai nhi chính xác nhất. Nếu để lỡ việc chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe của thai nhi không còn chính xác.
- Uống nhiều nước trước khi đi siêu âm thai nhi. Trước khi đi siêu âm thai ít nhất khoảng 1 tiếng; phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước để làm căng đầy bàng quang. Điều này giúp các bác sỹ khi tiến hành siêu âm, hình ảnh cho ra sẽ rõ nét hơn; tạo điều kiện cho bác sỹ có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe của thai nhi.
- Lựa chọn bác sỹ siêu âm thai có kinh nghiệm. Việc lựa chọn bác sỹ siêu âm thai giàu kinh nghiệm sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ sai lệch trong kết quả siêu âm. Hơn nữa, được thăm khám bởi các bác sỹ giàu kinh nghiệm; thai phụ sẽ được hướng dẫn, tư vấn cách để có được một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
- Lựa chọn cơ sở y tế có trang thiết bị siêu âm hiện đại. Trên thực tế, trang thiết bị siêu âm đóng góp không nhỏ tới kết quả chẩn đoán chính xác sức khỏe của thai. Do đó, phụ nữ mang thai nên lựa chọn địa chỉ có trang thiết bị siêu âm hiện đại, tân tiến.
Xem thêm:
Siêu âm thai có cần nhịn ăn không
Làm siêu âm thai có phát hiện được tim bẩm sinh?
Hiểu đơn giản, siêu âm thai là phương pháp không xâm lấn; có khả năng ghi lại hình ảnh và hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ thông qua việc sử dụng các sóng âm có tần số cao.
Thông qua siêu âm, các bác sỹ có thể theo dõi được sự phát triển của thai nhi; nhận diện sớm được các dị tật bất thường nếu có. Đặc biệt, siêu âm thai hoàn toàn có thể giúp các bác sỹ phát hiện được các bệnh về tim bẩm sinh.
Thông thường, thai nhi ở tuần thứ 6 – 7 là các bác sỹ có thể siêu âm và quan sát được rồi. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra được tim của bé thì cần nhiều thời gian hơn.
Ở tuần thứ 11 của thai kỳ, các bác sỹ đã có thể thấy tim đập nhẹ và bắt đầu tuần thứ 12 trở đi thì tim thai đã đập một cách rõ ràng hơn. Tim thai bình thường sẽ có tần suất đập dao động từ 120 – 160 lần/ phút.
Lưu ý, kết quả đo tim thai rất dễ bị sai lệch nên các bác sỹ thường phải tiến hành đo nhiều lần; đo khi người phụ nữ mang thai đã được nghỉ ngơi tương đối yên tĩnh.
Bên cạnh việc phát hiện được tim bẩm sinh; siêu âm thai cũng có thể giúp các bác sỹ phát hiện được nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như chẩn đoán các bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể; phát hiện sớm dị tật ở hệ thống tuần hoàn, hô hấp, hệ tiết niệu,….
Cách đọc kết quả siêu âm thai nhi chính xác
Cách đọc kết quả siêu âm thai nhi dựa vào một số chỉ số như: đường kính dưỡng đĩnh, chiều dài xương đùi, chu vi đầu, chiều dài đầu mông, cân nặng… Chỉ số siêu âm thai nói lên điều gì? Chỉ số siêu âm thai giúp các bác sĩ phụ sản xác định được: sự phát triển của thai nhi; thai nhi có đang phát triển tốt hay không; phát hiện sớm những bất thường mà thai nhi gặp phải trong bụng mẹ…
Trong thời gian thai kỳ, các chị em thường được khuyên nên đi thăm khám vào những mốc quan trọng. Trong mỗi lần thăm khám, bác sĩ khám thai có thể kiểm tra được chiều dài mông – đùi; đường kính lưỡng đỉnh; chiều dài đầu – mông; cân nặng của thai nhi… Thế nhưng không phải chị em nào cũng hiểu được các thông số trên tờ kết quả siêu âm nói lên điều gì.
Các chỉ số trên kết quả siêu âm thai
Lưu ý: một số chỉ số trên kết quả siêu âm thai mà chị em cần biết:
- GS (Gestational sac): Túi thai.
- YS (Yolk Sac): Phôi thai.
- FP (Fetal Pole): Cực bào thai (bức tường dày bao quanh thai nhi – thường được đo ở những tuần đầu thai kỳ).
- BPD (Biparietal Diameter): Đường kính lưỡng đỉnh.
- EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng thai nhi.
- CRL (Crown Rump Length): Chiều dài từ đầu mông.
- HC (Head circumference): Chu vi đầu.
- FL (Femur length): Chiều dài xương đùi.
- AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng.
Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về kết quả siêu âm thai có chính xác không? Cách đọc kết quả siêu âm thai chính xác như bác sĩ… Hi vọng rằng những thông tin trên là hữu ích đối với các bạn.
Từ khóa được tìm kiếm nhiều:
Kết quả siêu âm thai
Cách đọc kết quả siêu âm thai nhi
Cách xem kết quả siêu âm thai
Mẫu kết quả siêu âm thai
Kết quả siêu âm thai 5 tuần
Bài viết khác
[ Tổng hợp chi tiết] Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh cần những gì? Mẹ bầu cần biết!
Chuẩn bị đồ đi sinh là một trong...
Đặt vòng tránh thai khi nào quan hệ được [Giải đáp thắc mắc]
Một trong những vấn đề được nhiều...
Xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai là sao ?
Xét nghiệm beta – HCG là một trong...
[Mẹo Hay] Làm sao để hết ra máu khi đặt vòng tránh thai
Vì sao đặt vòng tránh thai bị ra máu ?...
Siêu âm thai nhiều lần có hại không? Siêu âm 2 ngày liên tục có sao không
Việc siêu âm để theo dõi quá trình...
Giải đáp: Siêu âm thai có cần nhịn ăn không? Có cần nhịn tiểu không?
Siêu âm thai là việc làm người phụ...