THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H * Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ

phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ sơ sinh chuẩn WHO!

social

Với rất nhiều gia đình, bảng chiều cao cân nặng của trẻ là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cha mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe và thể chất của bé qua từng giai đoạn. Bởi từ khi em bé chào đời cho đến giai đoạn 10 tuổi, tốc độ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng sẽ hoàn toàn khác nhau. Do đó, dựa vào các chỉ số tiêu chuẩn được tổ chức Y Tế thế giới WHO xây dựng, sẽ giúp cha mẹ xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho con.

Chiều cao cân nặng của trẻ

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi theo WHO

Ngay từ khi lọt lòng, mỗi giai đoạn nhất định bạn sẽ nhận thấy bé có sự thay đổi mới cả về chiều cao, cân nặng và tính cách của trẻ. Các bậc cha mẹ cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ, cả về cân nặng lẫn chiều cao để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu.

Các chỉ số về chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0-5 tuổi theo WHO dưới đây, sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từ sơ sinh 0 tuổi đến 5 tuổi.

  • Trẻ sơ sinh: trung bình dài 50cm, nặng 3,3kg, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
  • Bé 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé yêu giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
  • 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, trung bình mỗi ngày bé yêu tăng khoảng 15 – 28g. Bé sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.
  • 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • 7 – 12 tháng: Cân nặng của bé yêu sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Nếu bé bú mẹ, cân nặng của bé sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
  • 1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.
  • 2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
  • 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
  • 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.
  • Giai đoạn thiếu niên từ 6 đến 10 tuổi: Trẻ em phát triển bình thường có thể cân nặng đến 18kg và cao đến 140cm hoặc hơn.

Đối với mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có mức tăng trưởng chiều cao và cân nặng khác nhau và đặc biệt có sự khác nhau về giới tính, vì vậy cân nặng chuẩn của bé trai và cân nặng chuẩn của bé gái cũng có chênh lệch nhất định.

Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn của bé trai và gái từ 0 – 10 tuổi chuẩn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mà bạn có thể tham khảo:

bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn

Hướng dẫn tra cứu chiều cao cân nặng:

  • Có 3 cột chính là cột Bé trai; Tháng tuổi; Bé gái, bạn nhìn theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con. Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột.
  • TB: Đạt chuẩn trung bình.
  • Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).

Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi.

* Trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi được xác định suy dinh dưỡng bằng 3 chỉ số:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 80% so với chuẩn cân nặng trung bình) là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm).

* Trẻ từ 5 – 18 tuổi: Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m)

  • Khi BMI < – 2SD: trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm.
  • Khi chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn trung bình): trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi).

Nguyên tắc đo chiều cao chuẩn cho bé trai và gái

Đo nằm cho bé dưới 2 tuổi nên dùng thước đo chuyên dụng:

  • Để trẻ nằm ngửa trên thước đo, đầu chạm sát một cạnh của thước đo.
  • Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà.
  • Một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân thẳng đứng.
  • Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.

Đo đứng dùng loại thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường:

  • Khi đo, thước đo phải cố định, thẳng, vuông góc với sàn nhà.
  • Vạch số 0 phải sát với sàn nhà.
  • Trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường.
  • Đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường.
  • Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình.
  • Dùng bảng gõ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo.

Lưu ý: Bỏ giày, mũ, áo khoác cho bé trước khi đo. Nên đo chiều cao cho bé mỗi tháng 1 lần trong 1 năm đầu đời.

Nguyên tắc đo cân nặng của trẻ

Tùy điều kiện, có thể chọn một trong các loại cân khác nhau như: Cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử, cân đồng hồ. Các mẹ cần lưu ý, cân phải có độ nhạy (thường độ chia tối thiểu cần đạt 0,1kg) và đảm bảo độ chính xác.

Vị trí đặt cân phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và phải đảm bảo chiếu sáng tốt.

  • Nếu là cân bàn: Đặt ở nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện cho đối tượng bước lên bước xuống.
  • Cân treo đồng hồ, cân đòn treo: Treo cân ở vị trí chắc chắn (ví dụ như xà nhà). Mặt cân ngang tầm mắt của người điều tra. dây treo bền chắc, nếu là cân đòn treo thì cần có dây bảo vệ quả cân.

Thao tác cân đúng quy chuẩn cân nặng cho trẻ.

  • Chỉnh về số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân để kiểm tra độ chính xác.
  • Cân vào một thời điểm nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy, sau khi đi tiểu tiện, vẫn chưa ăn gì.
  • Khi cân nên cho bé mặc ít quần áo, bỏ dày dép, mũ nón và các vật khác trong người.
  • Đứng giữa bàn cân mắt nhìn thẳng, không cử động (cân bàn). Với trẻ nhỏ đặt nằm ngửa hoặc ngồi giữa lòng máng hoặc chậu cân.
  • Người đọc nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc khi cân thăng bằng, ghi số cân theo kg với 1 số lẻ.

Chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ?

Hiểu rõ về các yếu tố tác động đến chỉ số chiều cao cân nặng của bé sẽ giúp các bậc cha mẹ sớm có sự điều chỉnh dinh dưỡng, hoạt động hàng ngày của bé cho hợp lý:

  • Yếu tố gen di truyền: yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ.
  • Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.
  • Các bệnh lý mạn tính: Trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.
  • Dinh dưỡng: Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể bắt kịp sự phát triển mà đáng lẽ bé phải đạt được trước đó. Do đó, bạn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để con yêu có thể cải thiện chiều cao.
  • Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao: Bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây… Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như: tiểu đường, tim mạch ở trẻ.
  • Môi trường sống: Các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

Mặc dù các chỉ số chiều cao cân nặng của bé được xác định do rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, để bé phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, các chuyên gia khuyên rằng các bậc cha mẹ cần vận dụng các kiến thức một cách khoa học, không nên quá áp lực vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Do đó, để giúp bé có một chiều cao cân nặng phù hợp với thể trạng và nhu cầu của con, hãy tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.

tư vấn

Bài viết khác

quy-trinh-pha-thai-bang-thuoc-an-toan

[ CHI TIẾT ] Quy trình phá thai bằng thuốc an toàn

Phá thai bằng thuốc là gì? quy trình phá...

tai-sao-con-trai-thich-quan-he-voi-gai-trinh

Tại sao con trai thích quan hệ với gái trinh?

Có rất nhiều nam giới thường xuyên...

ba-bau-an-buoi-co-tot-khong

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bà bầu ăn bưởi có tốt không? Bà bầu...

tinh-trung-bi-kien-bau

Tinh trùng bị kiến bâu vì sao? Có nguy hiểm không?

Rất nhiều nam giới lo lắng khi phát...

Đặt hẹn khám bệnh

Quy trình khám bệnh

Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều

hỗ trợ trực tuyến
hot line: 024.33.99.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
social

Nhập số điện thoại của Bạn

Tư vấn Chat với bác sĩ15 Gọi điện Đặt hẹn
DMCA.com Protection Status