Đau bụng dưới khi mang thai là bị làm sao; đang mang thai bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? điều này còn tùy thuộc vào mức độ, vị trí của cơn đau; cùng với đó là những biểu hiện đi kèm.
Bên cạnh đau lưng; hiện tượng bà bầu đau bụng dưới khi mang thai là biểu hiện phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Và khi gặp tình trạng này, hệ tiêu hóa chính là cơ quan bị “đổ lỗi” đầu tiên.
Bà bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm không
Thế nhưng trên thực tế không phải mọi cơn đau bụng dưới mà các mẹ bầu gặp phải đều do nguyên nhân trên. Mẹ bầu bị đau bụng dưới có thể là lời cảnh báo về một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dựa theo vị trí của cơn đau và các biểu hiện đi kèm, chúng ta có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của nó.
Bà bầu đau bụng dưới bên trái hay phải
Trong thời kỳ mang thai, rất nhiều bà bầu có biểu hiện bị đau bụng dưới bên trái hoặc phải. Hiện tượng này có thể là lời cảnh báo hệ tiêu hóa; hệ thống sinh sản hoặc tiết niệu của các mẹ đang gặp vấn đề. Dựa vào từng vị trí xuất hiện cơn đau; những nguy hại mà bà bầu có thể mắc phải cũng khác nhau.
Đều là các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa; tuy nhiên nếu mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái, có khả năng lớn chị em bị táo bón, nhiễm trùng đường ruột, bệnh viêm ruột… Ngược lại, nếu mang thai bị đau bụng dưới bên phải rất có thể là bởi viêm ruột thừa; tắc nghẽn ruột hay viêm đại tràng gây ra.
Bà bầu bị căng tức bụng dưới
Giống như cảm giác đau râm ran, đau âm ỉ; hiện tượng mẹ bầu bị đau tức bụng dưới cũng có thể vì nguyên nhân dây chằng bị căng giãn trong quá trình phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, tình trạng bà bầu bị tức bụng dưới cũng có thể là do hệ tiêu hóa có vấn đề. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ dẫn đến quá trình chuyển hóa thức ăn chậm lại. Cùng với đó kích thước của tử cung tăng; gây ra những chèn ép trực tràng khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa gặp trục trặc. Tất cả những yếu tố đó dẫn đến việc bà bầu bị đầy bụng; khó tiêu, nặng hơn có thể bị táo bón.
Trong thời kỳ mang thai; để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn; chị em nên tích cực ăn rau xanh, trái cây; các món ăn có nhiều vi khuẩn có lợi như sữa chua… Đặc biệt cần uống thật nhiều nước.
Bị đau buốt bụng dưới khi mang thai
Khi mang thai nếu có dấu hiệu bị đau buốt bụng dưới lúc đi vệ sinh; các mẹ cần cẩn thận bở khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu rất cao. Một số triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiểu các mẹ nên lưu ý:
• Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào buổi tối.
• Bị đau rát mỗi lần đi tiểu.
• Nước tiểu có mùi, màu bất thường. Thậm chí xuất hiện máu trong nước tiểu.
Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: sảy thai, sinh non, viêm bàng quang, viêm thận… Vì thế, ngay khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường; chị em nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
Kết luận: bà bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ, vị trí và những triệu chứng bệnh kèm theo. Đối với những trường hợp bị đau tức vùng bụng dưới kèm theo các biểu hiện như chảy máu âm đạo, sốt cao co giật, tiểu buốt… Đó là những biểu hiện nguy hiểm vì thế các mẹ cần đến chuyên khoa kiểm tra ngay; để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai lành tính
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bị đau bụng dưới trong thai kỳ là do bệnh táo bón hoặc đau dây chằng. Đó là những trường hợp bị đau tức bụng dưới lành tính và không quá nguy hiểm. Nếu như cơn đau vẫn kéo dài và đi kèm theo đó là một số biểu hiện như chảy máu, chuột rút mạnh, các chị em nên đến gặp các bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra.
Bị căng tức bụng dưới do tử cung phát triển
Khi tử cung phát triển, nó chiếm chỗ của đường ruột và có thể dẫn đến buồn nôn hoặc trướng bụng. Khi gặp tình trạng này, các mẹ bầu được khuyên nên ăn chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; tích cực luyện tập thể dục thể thao; nghỉ ngơi điều độ và đặc biệt phải đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu; tránh không được nhịn tiểu lâu.
Bà bầu đau bụng dưới do đau dây chằng tròn
“Đôi khi do tử cung giãn ra, trải dài dây chằng tròn – phần kết nối giữa phía trước tử cung và hai bên háng – khiến bạn khó chịu ở vùng bụng dưới và lan đến vùng háng”, Tiến sĩ Duff nói. Biểu hiện đau tức sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn khi các mẹ bầu di chuyển.
Hiện tượng đau dây chằng tròn thường xuất hiện trong tháng thứ 2 của thai kỳ và sau đó sẽ tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp bị đau tức khó chịu vô cùng; các bạn hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được kê đơn thuốc giúp giảm bớt cơn đau.
Bầu bị đau bụng dưới do táo bón và khí dư
Táo bón và khí dư được xem là những rắc rối đi theo các chị em trong suốt thời kỳ mang thai. Nguyên nhân dẫn đến điều này là bởi hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ; khiến cho khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa giảm sút và việc chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng chậm hơn.
Để phòng chống táo bón khi mang thai; chị em nên chú ý uống nhiều nước hơn và tích cực ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ. Nếu tình trạng táo bón không có dấu hiệu giảm bớt; chị em nên nhờ bác sĩ kê đơn thuốc giúp làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Cơn co giả Braxton Hicks
Cơn co giả Braxton Hicks không liên quan gì đến sự co bóp của tử cung. Hiện tượng này có thể làm cho các mẹ bầu cảm thấy khó chịu; tuy nhiên cơn đau này là lành tính, vì thế các chị em đừng quá lo lắng.
Trước tiên các bạn cần phân biệt được cơn co giả và thật. Nếu là cơn đau thật do tử cung chuyển dạ; cơn đau sẽ xuất hiện liên tiếp và mạnh hơn. Nhưng nếu sau khi trò chuyện với ai đó, xem tivi hay đọc một cuốn sách; cơn đau mất đi thì bạn có thể yên tâm bởi đó chỉ là cơn co giả.
Nguyên nhân kích thích cơn co thắt Braxton Hicks là do cơ thể bị mất nước. Do đó, các mẹ bầu hãy uống thật nhiều nước trong thời kỳ mang thai nhé. Nếu xuất hiện những cơn co thắt kéo dài hay bản thân không thể xác định được cơn đau Braxton Hicks hay co thắt chuyển dạ; hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Cảnh giác với đau bụng dưới khi mang thai
Như những chia sẻ ở phần trên của bài viết; có nhiều trường hợp bầu đau bụng dưới lành tính và không quá lo ngại. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều trường hợp căng đau bụng dưới là lời cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra.
Đau bụng dưới do thai nằm ngoài tử cung
Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái hay bên phải thì rất có thể là dấu hiệu của thai nhi đang nằm ngoài tử cung. Đối với trường hợp này chị em sẽ có biểu hiện đau dữ dội; chóng mặt buồn nôn và kèm theo chảy máu âm đạo. Đối với trường hợp này mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Ngay khi có biểu hiện như vậy hãy lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Tiền sản giật
Nguy cơ tiền sản giật cũng được cảnh báo bởi những cơn đau quặn bụng dưới kéo dài. Cùng với đó là hiện tượng huyết áp tăng cao và chân tay bị phù nề.
Tình trạng này là vô cùng nguy hiểm; nếu không cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do đó, khi gặp tình trạng này; người nhà cần phải đưa bà bầu tới bệnh viện gần nhất để khống chế huyết áp tăng cao. Sau đó đưa ra phương hướng xử lý để không gây nguy hiểm đến sự an toàn của mẹ và bé.
Sẩy thai
Bụng dưới đau từng cơn, kèm theo cổ tử cung co thắt liên tục bụng, bụng dưới nặng nề và chảy máu âm đạo cục to. Đây là dấu hiệu của sẩy thai, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ xử lý kịp thời có thể cứu được em bé.
Sinh non
Hiện tượng đau quặn bụng dưới khi mang thai kèm theo chuột rút, đau lưng, tiết dịch âm đạo bất thường… Chính là những biểu hiện chính báo hiệu mẹ bầu có thể sinh non.
Nếu có những biểu hiện trên các chị em cần cẩn thận đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và nhận được sự hỗ trợ đến từ bác sĩ sản phụ khoa.
Bong nhau thai non
Tình trạng bong thai nhi non xuất hiện nhiều ở khoảng thời gian cuối thai kỳ. Nếu tinh ý chị em có thể cảm nhận thấy vào thời điểm này thai nhi có dấu hiệu yếu dần đi. Hiện tượng đau tức bụng xuất hiện thường xuyên hơn; kèm theo là chuột rút, xuất huyết và ra dịch âm đạo.
Khi gặp những dấu hiệu bất thường này mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời, nếu như để lâu có thể dẫn đến đe dọa tính mạng của thai nhi và mẹ bầu.
Mẹ bầu bị đau bụng dưới phải làm sao
Phải làm sao khi bị đau bụng dưới trong thời kỳ mang thai? dưới đâu là một số lời khuyên mà các mẹ bầu nên tham khảo:
• Nên tắm bằng nước ấm.
• Dùng túi nước ấm để chườm lên những vùng bị đau.
• Luôn giữ tinh thần thoải mái.
• Nếu như chị em bị đau bụng dưới bên trái thì hãy thử nghiêng sang bên phải; có thể giúp giảm bớt cơn đau.
• Nghỉ ngơi đầy đủ, vận động đúng cách để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
• Thực đơn ăn uống đầy đủ chất và uống nhiều nước.
• Massage vùng lưng cũng là một phương pháp giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Tổng kết: Tình trạng bà bầu đau bụng dưới có thể là lời cảnh báo nguy hiểm tuyệt đối không được chủ quan. Vì thế để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé; nếu như thấy những biểu hiện bất thường như trên; các bà bầu cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân và kịp thời xử lý. Tránh việc để quá nặng mới đi khám; bởi lúc đó có thể xuất hiện biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng mẹ và thai nhi.
Bài viết khác
Khí hư có máu – Dấu hiệu bất thường cần thăm khám ngay nếu không muốn rước họa vào thân
Các chuyên gia y tế và bác sỹ sản phụ...
Hay quay tay có nguy hiểm không? Hướng dẫn quay tay đúng cách
Quay tay đúng cách, tần suất hợp lý...
Sau khi phá thai nên kiêng gì và ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi.
Sau khi phá thai nên kiêng gì là băn khoăn...
[Tìm hiểu ngay] Sự thật phòng khám Đa khoa 52 nguyễn trãi như thế nào?
Thời gian gần đây trên các diễn đàn...
Điểm G của phụ nữ nằm ở đâu? Và cách kích thích điểm G khiến nàng “lên đỉnh” cực khoái
Điểm G của phụ nữ chính là nơi nhận...
11 cách tăng sức đề kháng cho người lớn một cách hiệu quả!
Tăng sức đề kháng là một trong những...