Câu hỏi: Chào các bác sỹ, do một lần không kiểm soát được bản thân, tôi có lỡ quan hệ ngoài luồng và nhiễm phải bệnh lậu. Sau đó do không biết mình nhiễm bệnh, tôi vẫn quan hệ bình thường với vợ. Hiện tôi đang điều trị lậu trong khi vợ tôi vẫn chưa biết gì. Cô ấy cũng chưa có biểu hiện gì của bệnh lậu cả. Liệu có trường hợp vợ tôi chưa nhiễm phải lậu không thưa bác sỹ? Với cả tôi cũng muốn được hỏi về triệu chứng bệnh lậu ở nữ?
(Tôi xin phép được giấu tên)
Trả lời:
Chào anh,
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh chủ yếu thông qua hoạt động tình dục không an toàn, bao gồm quan hệ âm đạo, đường miệng và đường hậu môn. Bên cạnh đó, nếu có sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch mủ chứa vi khuẩn, nguy cơ nhiễm bệnh cũng có thể xảy ra. Khác với nam giới, triệu chứng bệnh lậu ở nữ thường diễn ra âm thầm hơn nên rất khó để nhận biết. Trong giai đoạn ủ bệnh, tùy thuộc vào khả năng miễn dịch cũng như cơ địa riêng của mỗi người mà giai đoạn ủ bệnh có thể dài ngắn khác nhau, thường dao động từ 1 – 30 ngày.
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ?
Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường không có triệu chứng gì, sau đó người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cấp tính. Trong giai đoạn này, phần lớn nữ giới sẽ không có triệu chứng. Một số trường hợp có biểu hiện của viêm đường tiết niệu, bao gồm tiểu đau, nóng rát khi tiểu, tia tiểu yếu, đứt quãng, tiểu ra mủ vàng. Do viêm nên người bệnh cũng có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, mất năng lượng,… Nếu giai đoạn cấp tính không được điều trị, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ở giai đoạn này, người phụ nữ sẽ có biểu hiện đau rát khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt rối loạn cùng với các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu tương tự như giai đoạn cấp tính.
Như vậy, nếu bản thân anh đã bị nhiễm lậu và anh đã có quan hệ tình dục không an toàn với vợ thì nguy cơ vợ anh bị nhiễm lậu khá cao. Hơn nữa, trong giai đoạn cấp tính thì đa số nữ giới đều không có bất kỳ biểu hiện gì ở bên ngoài. Tốt nhất, anh không nên giấu vợ về tình trạng của bản thân và đề nghị cô ấy đi khám cùng, được chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó có phương thức điều trị thích hợp.
Trên thực tế, nếu để lậu chuyển sang giai đoạn mạn tính có thể dẫn đến bí tiểu, thậm chí vô sinh do niệu đạo bị chít hẹp vì viêm nhiễm lâu ngày. Đặc biệt, vi khuẩn lậu có thể di chuyển theo đường máu gây nhiễm trùng máu, di chuyển đến khớp gây viêm khớp cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Điều này khiến việc điều trị khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí.
Điều trị lậu tốt nhất là trong giai đoạn cấp tính. Khi đó, kháng sinh điều trị sẽ có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh có thể để lại những tác dụng phụ ngoài mong muốn như gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch. Để khắc phục vấn đề này, các bác sỹ Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi đã tiến hành đặt thêm thuốc Đông Y cho người bệnh, giúp nâng cao hiệu quả của kháng sinh đồng thời cải thiện miễn dịch tự nhiên của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn lậu.
Phòng khám Đa khoa Hà Nội 52 Nguyễn Trãi tự hào là cơ sở thăm khám, điều trị bệnh lậu ở hiệu quả. Yếu tố tạo nên sự uy tín của phòng khám, sự tin tưởng của người bệnh chính nhờ đội ngũ bác sỹ tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, phòng khám được đầu tư máy móc, trang thiết bị, dụng cụ y tế hiện đại, liên lục cập nhật kỹ thuật thăm khám, điều trị mới với mức chi phí hợp lý, thông tin cá nhân tuyệt đối được bảo mật.
Bài viết khác
Bệnh lậu dễ chữa không? Đừng chủ quan với tác nhân gây bệnh lậu?
Các bác sĩ chuyên khoa nhận định, bệnh...
Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền...
Biểu hiện bệnh lậu ở miệng
Bệnh lậu ở miệng là bệnh lây nhiễm...
Bệnh lậu ở miệng như thế nào? Nguy hiểm không?
Lậu là bệnh lây truyền qua đường...
Bệnh lậu mủ là gì | Cách điều trị bệnh lậu mủ hiệu quả và an toàn
Bệnh lậu mủ thuộc một trong những...
Cách chữa bệnh lậu ở nữ giới hiệu quả và an toàn nhất
Bạn có biết việc quan hệ tình dục...