Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai có tên Treponema pallidum gây ra. Loại xoắn khuẩn này nếu không được khống chế kịp thời thì sẽ phát triển lan rộng rất nhanh chóng, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh. Vậy thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? Sau đây là một số chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội phòng khám đa khoa Hà Nội 52 Nguyễn Trãi về thời gian ủ bệnh giang mai.
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh giang mai thường là từ 10 – 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, những dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai sẽ xuất hiện.
Xem Thêm ==>
Có những người phát hiện thấy triệu chứng của bệnh giang mai trong thời gian rất sớm nhưng cũng có những người phải vài tháng sau mới thấy biểu hiện của bệnh. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa của mỗi người.
- Ở những người có sức đề kháng kém thì thời gian ủ bệnh giang mai càng nhanh, chỉ khoảng 10 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh là bệnh nhân đã bắt đầu thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai.
- Tuy nhiên, với những người sức đề kháng tốt thì thời gian ủ bệnh sẽ khá lâu, 3 tháng hoặc thậm chí là hàng năm sau đó mới xuất hiện triệu chứng của bệnh giang mai. Đặc biệt, có nhiều trường hợp không hề thấy có biểu hiện gì của giang mai giai đoạn 1 nhưng khi phát hiện thấy bệnh thì giang mai đã ở giai đoạn 2.
- Sau thời gian ủ bệnh giang mai từ 10 – 90 ngày thì bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh như những vết loét màu hồng nhạt, không đau, không ngứa, hình tròn hoặc bầu dục, có kích thước từ 0,3 – 3 cm, bờ nhẵn, khoa học gọi đó là “săng giang mai”. Người bệnh cũng có thể nổi hạch ở vùng bẹn, cứng và cũng không đau.
Thời gian ủ bệnh giang mai không phải giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Chính vì thế nếu bạn đã từng có quan hệ tình dục không an toàn hoặc có sự tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh giang mai thì cần chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể để phát hiện sớm bệnh, đồng thời có hướng điều trị tích cực.
Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh thì sau thời gian ủ bệnh giang mai, người bệnh sẽ có nguy cơ đối diện với sự phát triển của bệnh giang mai qua 4 giai đoạn nếu không có sự điều trị tích cực ngay từ đầu để ngăn chặn bệnh. Cụ thể các giai đoạn đó như sau:
- Ở giai đoạn 1: Sau khoảng thời gian ủ bệnh giang mai từ 7 – 60 ngày (thường là sau 21 ngày), người bệnh thường xuất hiện các săng giang mai, thường là một vết trợt nông nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, vết trợt hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền hơi rắn, màu đỏ tươi không có mủ. Thường kèm theo có hạch ở bẹn. Săng giang mai là biểu hiện nặng nhất của giai đoạn đầu.
Đối với nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể xuất hiện ở hậu môn và miệng… Đối với nữ giới, săng giang mai thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung…
- Ở giai đoạn 2: Người bệnh thường có những biểu hiện nghiêm trọng về tổn thương niêm mạc và nổi mụn toàn thân.
- Có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, các nốt ban đỏ không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân.
- Sau giai đoạn 1 từ 4 – 10 tuần, bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1 – 3 tuần sẽ nhạt dần và tự biến mất, nốt ban mọc thường ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên.
- Các triệu chứng khác: sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Sau 3 – 6 tuần các triệu chứng này sẽ tự mất đi mà không cần điều trị – gọi là giai đoạn giang mai kín, tuy không có thương tổn trông thấy bên ngoài nhưng vẫn tiến triển âm thầm và sau đó có thể tái phát với mức độ nặng hơn.
- Ở giai đoạn tiềm ẩn: Bệnh giang mai vẫn tiếp tục phát triển nhưng không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào ra bên ngoài.
- Giai đoạn tiềm ẩn sớm: thời gian kéo dài dưới 1 năm sau giai đoạn 2.
- Giai đoạn tiềm ẩn muộn: thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm.
- Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng của bệnh, còn giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng.
- Ở giai đoạn 3: Thời gian ủ bệnh giang mai khoảng 3 – 15 năm sau giai đoạn 1, thường là những biến chứng của bệnh, thường chia thành 3 loại: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. Nếu không điều trị kịp thời, khoảng 60% số người mắc bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sưng mủ gây tổn thương tới các cơ quan, hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan, thận… nghiêm trọng hơn còn có thể đe dọa tới tĩnh mạch và gây ra những tổn thương không thể chữa trị.
- Gôm giang mai: là những khối u sùi. Thời kỳ này thương tổn thường ăn sâu, khu trú vào lớp tổ chức da, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.
- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ. Số lượng các củ có thể lên đến vài chục, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất lâu lành, sau khi lành thường sẽ để lại sẹo.
Nếu củ, gôm giang mai khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị an toàn và hiệu quả nhất, miễn là được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giai đoạn đầu: Để điều trị bệnh giang mai không biến chứng là tiêm thuốc kháng sinh đặc trị, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ có thai.
- Giai đoạn biến chứng: Do thuốc kháng sinh ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm thuốc kháng sinh liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày. Nếu dị ứng với thuốc kháng sinh thì có thể được sử dụng thuốc thay thế. Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh giang mai đã gây ra.
Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh khả năng tái phát là rất cao. Nếu sau điều trị, bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ thì bệnh có thể tái phát lại bất cứ lúc nào.
Phòng khám đa khoa Hà Nội 52 Nguyễn Trãi đã hỗ trợ điều trị thành công cho nhiều ca bệnh giang mai an toàn và hiệu quả. Với công nghệ kĩ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài, chữa bệnh bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp, cùng đội ngũ y bác sĩ lành nghề sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
Trên đây là một vài chia sẻ của các bác sĩ Phòng khám về “Thời gian ủ bệnh giang mai”. Thời gian làm việc: Từ 7h30 – 20h tất cả các ngày (kể cả ngày nghỉ và ngày lễ).
Bài viết khác
Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền...
Vi khuẩn giang mai là gì
Giang mai được coi là một trong số các...
Cách chữa bệnh giang mai
Giang mai là một trong những bệnh xã...
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai có...
Dấu hiệu bệnh giang mai
Giang mai là một trong những bệnh xã...
Bệnh giang mai là gì
Giang mai là căn bệnh nguy hiểm chỉ sau...