Bà bầu bị khó thở là một hiện tượng dễ gặp; và biểu hiện này có thể theo bước các chị em trong suốt thai kỳ. Khó thở khi mang thai khiến các mẹ lo lắng không biết có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy bà bầu có cảm giác khó thở khi mang thai có sao không? Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở là gì?
Nguyên nhân gây khó thở khi mang bầu
Trong thời gian thai kỳ, cơ thể của các mẹ bầu sẽ tiết ra lượng lớn hormone quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của em bé trong bụng. Vì vậy cơ thể cũng sẽ có sự thay đổi; không những thay đổi về cân nặng mà còn xuất hiện thêm những biểu hiện khó chịu.
Trong đó, hiện tượng khó thở khi mang thai rất thường gặp. Vậy nguyên nhân gây hiện tượng này là gì? mẹ bầu bị khó thở phải làm sao?
Vì sao có hiện tượng khó thở khi mang bầu? Tình trạng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những lý do hết sức đơn giản như mặc quần áo quá bó; đối đầu với cơn buồn ngủ đang kéo đến… cũng có thể khiến các mẹ bầu bị khó thở.
Sự thay đổi của hormone trong cơ thể
Có nhiều nguyên nhân, thế nhưng thủ phạm chính phải nhắc đến những thay đổi trong cơ thể người phụ nữ. Trong khoảng thời gian đầu của thai kỳ; trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi rất mạnh của một loại hormone tự nhiên mang tên progesterone.
Sự gia tăng loại hormone này là một hiện tượng hoàn toàn bình thường; nó không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi lượng progesterone tăng lên, nó sẽ tác động trực tiếp tới phổi và trung tâm điều khiển hô hấp ở não bộ. Điều đó làm cho nhịp thở của chị em trở nên gấp hơn, cảm thấy khó khăn hơn.
Bà bầu bị khó thở do sự phát triển của thai nhi
Hiện tượng mẹ bầu khó thở xuất hiện khá nhiều vào khoảng thời gian tháng thứ 4 trở đi; đặc biệt nhiều vào những tháng cuối của thai kỳ. Bởi vào thời điểm đó, thai nhi trong bụng mẹ đã phát triển lớn; tạo ra những áp lực lên cơ hoành.
Cơ hoành là một cơ quan có nhiệm vụ hỗ trợ đưa không khí vào phổi. Khi gặp phải những áp lực, chức năng mở rộng của cơ hoành sẽ gặp những khó khăn, dẫn đến tình trạng bà bầu khó thở. Hiện tượng khó thở khi mang thai càng nặng nề hơn khi mang song thai hoặc đa thai.
Thế nhưng, càng đến gần ngày sinh, nhịp thở của mẹ bầu sẽ trở nên dễ chịu hơn bởi lúc đó thai nhi đã xuống đến khung xương chậu, đợi ngày cất tiếng khóc chào đời.
Khó thở khi mang bầu vì thiếu máu
Trong thời gian thai kỳ, việc thiếu máu xảy ra thường xuyên với các chị em. Thiếu máu rất có thể là do cơ thể bị thiếu sắt gây ra. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ trở nên nặng nề hơn; xuất hiện các biểu hiện bất thường, trong đó có cảm giác khó thở khi mang thai.
Những biểu hiện thường thấy khi mẹ bầu bị thiếu sắt: Cảm giác cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên bị chóng mặt, móng tay giòn hơn bình thường.
Khi xuất hiện những biểu hiện như trên, các mẹ bầu nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ sản phụ khoa hướng dẫn cách bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết. Phòng tránh những nguy hại có thể xuất hiện trong quãng thời gian mang thai.
Trong suốt thai kỳ, cảm giác khó thở khi mang thai sẽ luôn đồng hành cùng các chị em. Có thể nói rằng, bà bầu bị khó thở là một hiện tượng không thể thiếu trong thai kỳ; gần như không một người phụ nữ nào tránh được nó.
Những cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, trong hơn 9 tháng mang thai, các chị em phải tìm cách để khắc phục hiện tượng khó chịu này. Vậy nên làm gì khi bị khó thở trong thai kỳ?
Bà bầu bị khó thở phải làm gì
Mệt mỏi và khó thở khi mang thai phải làm gì? Khi gặp tình trạng này các chị em không nên mất bình tĩnh. Tránh gây căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi.
Hiện tượng bị khó thở khi mang thai không đa phần là bình thường và không dẫn đến tác hại gì. Để giảm bớt sự khó chịu, các bà bầu có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:
- Khi mang thai các mẹ nên chú ý mặc quần áo rộng rãi; những trang phục thoải mái sẽ giúp cho mẹ bầu hít thở dễ dàng hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, đi lại và làm việc nhẹ nhàng chậm dãi, hạn chế làm việc nặng nhọc, quá sức. Các mẹ nên hoạt động bằng việc di chuyển và làm các công việc nhẹ nhàng tại nhà.
- Trong lúc ngồi, hãy cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai về phía sau. Làm như vậy sẽ giúp không khí lưu thông vào phổi thuận lợi hơn. Ngoài ra, tư thế ngồi như vậy còn giúp phổi được mở rộng; nhờ đó giảm bớt áp lực tác động vào cơ hoành.
- Khi đứng hay di chuyển, các mẹ bầu cũng nên giữ tư thế lưng thẳng. Nếu như cong người lại việc hít thở sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Một số bà bầu khó thở về đêm; nếu gặp tình trạng này các chị em có thể kê một vài cái gối ở phần thân trên để giảm bớt áp lực của thai nhi lên phổi.
Khi nào mẹ bầu cần đi khám bác sĩ
Nếu như hiện tượng khó thở khi mang thai đi kèm với các biểu hiện bất thường dưới đây; các chị em cần đi gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị:
- Cảm thấy khó thở, cùng với đó là biểu hiện da chân có màu đỏ hoặc trở nên sưng tấy. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm đối với các mẹ bầu; nếu gặp biểu hiện này các bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức để được chăm sóc kịp thời.
- Khó thở kèm theo biểu hiện sốt hoặc ho ra đờm cũng là trường hợp mà các bạn cần phải tìm gặp bác sĩ sớm để được hỗ trợ.
- Biểu hiện khó thở diễn ra đột ngột hoặc xuất hiện chớp nhoáng một vài phút; bạn cũng nên thu xếp đi thăm khám ngay lập tức.
Bà bầu bị khó thở là dấu hiệu của bệnh gì
Khó thở khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen xuyễn hay viêm phổi; những chứng bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Nếu bạn gặp vấn đề về hen suyễn hoặc một chứng bệnh nào đó liên quan đến đường hô hấp thì cần chú ý trong thời gian thai kỳ.
Trong một số trường hợp, hiện tượng khó thở khi mang thai còn có thể hình thành những cục máu đông trong phổi; gây tắc nghẽn đường phổi và nguy hiểm đến tính mạng. Đây là tình trạng khá hiếm gặp tuy nhiên không phải là không xảy ra.
Bà bầu bị khó thở kèm theo biểu hiện cơ thể mệt mỏi, chóng mặt… Có thể là dấu hiệu bà bầu bị mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến việc mẹ bầu bị ngất.
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến thắc mắc tức ngực khó thở khi mang thai là do đâu? bà bầu bị khó thở phải làm sao?
Nếu gặp phải hiện tượng khó thở khi mang thai; các chị em cần hết sức bình tĩnh và có biện pháp khắc phục phù hợp để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu gặp các biểu hiện bất thường các mẹ nên thẳng thắn chia sẻ với người bạn đời của mình; các đấng phu quân chắc chắn sẽ là người hỗ trợ tuyệt vời nhất dành cho bạn.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể chia sẻ những bất thường mình gặp phải với bác sĩ tư vấn của chúng tôi TẠI ĐÂY để nhận được lời khuyên bổ ích.
Bài viết khác
Hay quay tay có nguy hiểm không? Hướng dẫn quay tay đúng cách
Quay tay đúng cách, tần suất hợp lý...
Sau khi phá thai nên kiêng gì và ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi.
Sau khi phá thai nên kiêng gì là băn khoăn...
Khí hư có máu – Dấu hiệu bất thường cần thăm khám ngay nếu không muốn rước họa vào thân
Các chuyên gia y tế và bác sỹ sản phụ...
[Tìm hiểu ngay] Sự thật phòng khám Đa khoa 52 nguyễn trãi như thế nào?
Thời gian gần đây trên các diễn đàn...
Điểm G của phụ nữ nằm ở đâu? Và cách kích thích điểm G khiến nàng “lên đỉnh” cực khoái
Điểm G của phụ nữ chính là nơi nhận...
11 cách tăng sức đề kháng cho người lớn một cách hiệu quả!
Tăng sức đề kháng là một trong những...