THỜI GIAN LÀM VIỆC: 8H - 20H * Tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ

phong-kham-nam-hoc-ha-noi-52-nguyen-trai

Ung thư cổ tử cung có chữa được không, sống được bao lâu?

social

Hãy cùng tìm hiểu bệnh ung thư cổ tử cung; cũng như đi tìm lời giải đáp ung thư cổ tử cung có chữa được không? thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Không ít người hiện nay thắc mắc ung thư cổ tử cung có chữa được không bởi khi nhắc đến ung thư chúng ta thường nghĩ rằng nếu đã mắc phải căn bệnh này thì chỉ có con đường tử vô phương cứu chữa. Ung thư cổ tử cung thuộc trong nhóm bệnh ung thư có tỷ lệ chị em phụ nữ mắc phải cao nhất.

Mỗi năm tại Việt nam có khoảng 5.000 người mắc bệnh, tương đường khoảng 14 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi ngày. Ung thư cổ tử cung bắt đầu xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể và có khả năng lan sang nhiều cơ quan lân cận. Ung thư cổ tử cung có nhiều dạng, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm khoảng 80% các trường hợp), ung thư biểu mô tuyến gai, ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô thần kinh nội tiết.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Việc nhiễm phải HPV (Human Papilloma Virus), loại virus gây bệnh sùi mào gà được biết tới là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Theo các nhà nghiên cứu, không phải chủng HPV nào cũng có khả năng gây ung thư. Trên thực tế, ung thư cổ tử cung thường gặp ở những người nhiễm phải HPV type 16 hoặc HPV type 18. Con đường lây truyền HPV có thể kể đến bao gồm:

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

  • Quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ tình dục không an toàn là con đường chủ yếu lây truyền HPV và làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung cho chị em. Lưu ý, HPV có thể lây truyền bất kể các hình thức, bao gồm quan hệ tình dục đường miệng, đường âm đạo hoặc đường hậu môn.
  • Qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da, niêm mạc chứa virus: HPV cũng có thể lây truyền thông qua sự tiếp xúc giữa vùng da, niêm mạc của người khỏe mạnh với vùng da, niêm mạc đã nhiễm bệnh.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc: Tỷ lệ lây truyền qua con đường này khá thấp nhưng điều đó không có nghĩa rằng nó sẽ không xảy ra. Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người dương tính với HPV, chẳng hạn như quần áo, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng,… cũng có thể khiến chị em nhiễm phải HPV dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ kết hợp khiến chị em có nguy cơ cao hơn bị ung thư tử cung. Bao gồm:

  • Quan hệ tình dục từ sớm.
  • Mắc phải các bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Nhận ghép tạng.
  • Thói quen hút thuốc lá.
  • Sinh đẻ nhiều lần.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai.

Xem thêm: 

Địa chỉ tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu Hà Nội là tốt nhất

Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Người mắc bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác được; bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cũng như tùy cơ địa của người bệnh. Thế nhưng một số thông tin dưới đây có thể giúp bạn nắm được rõ hơn; cũng như ước lượng được bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu từ khi phát hiện ra bệnh.

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu

  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu tỉ lệ sống sót sau 5 năm là hơn 90%
  • Ung thư cổ tử cung giai đoan 2 tỷ lệ sống sau 5 năm là 50- 60%
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 tỷ lệ sống sau 5 năm là 25- 35%
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tỷ lệ sống ít hơn 15%

Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Tại sao lại nói như vậy? Theo các bác sỹ, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm, đặc biệt khi bệnh được phát hiện trong những giai đoạn đầu tiên. Tốt nhất là trong giai đoạn I và II. Các giai đoạn ung thư cổ tử cung có thể kể đến là:

Ung thư cổ tử cung có chữa được không

Ung thư cổ tử cung có chữa được không

  • Giai đoạn IA: Ung thư ở dạng vi thể (phải quan sát bằng kính hiển vi mới thấy được) khu trú ở cổ tử cung.
  • Giai đoạn IB: Ung thư nhìn thấy được bằng mắt thường khu trú ở cổ tử cung.
  • Giai đoạn II: Các tế bào ung thư ở cổ tử cung bắt đầu xâm nhập ra ngoài cổ tử cung nhưng không xâm nhập vào thành chậu hoặc 1/3 dưới âm đạo.
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư ở cổ tử cung xâm nhập vào thành chậu và/hoặc 1/3 dưới âm đạo và/hoặc gây mất chức năng thận.
  • Giai đoạn IVA: Các tế bào ung thư ở cổ tử cung xâm nhập vào bàng quang hoặc trực tràng, hoặc lan ra ngoài khung chậu.
  • Giai đoạn IVB: Các tế bào ung thư ở cổ tử cung di chuyển, xâm nhập sang các cơ quan ở xa.

Việc chữa ung thư cổ tử cung sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Hiện nay, có 3 lựa chọn điều trị là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, các bác sỹ có thể kết hợp các phương pháp điều trị lại với nhau.

  • Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm (giai đoạn I hoặc II). Việc phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ mô bệnh nhiều nhất có thể.
  • Xạ trị: Xạ trị là phương pháp sử dụng thiết bị có khả năng chiếu các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị được áp dụng trong trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn (giai đoạn III hoạc IV). Trong một số trường hợp, xạ trị có thể được chỉ định thay thế phẫu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm bởi thể trạng của người bệnh yếu, không chịu đựng được gây mê trong phẫu thuật.
  • Hóa trị: Hóa trị được áp dụng nhằm phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát vì sau điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, các tế bào ung thư vẫn có thể ở đâu đó trong cơ thể.

Nói tóm lại, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Muốn làm được điều này, chị em nên tạo thói quen đến cơ sở y tế thực hiện tầm soát, kiểm tra ung thư cổ tử cung ít nhất 6 tháng một lần.

Bị ung thư cổ tử cung chữa như thế nào

Dưới sự phát triển của khoa học hiện đại; việc ung thư cổ tử cung có chữa được không? là có thể. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp sàng lọc, giúp phát hiện ung thư cổ tử sớm sớm và chính xác. Một trong số đó phải kể đến là xét nghiệm PAP (Papanicolaou, đây là tên của người đã phát hiện ra xét nghiệm này).

Xét nghiệm PAP được thực hiện bằng cách lấy tế bào ở cổ tử cung và được mang đến phòng xét nghiệm để tìm kiếm các biến đổi tế bào bất thường. Đặc biệt, cần đến ngay cơ sở y tế để các bác sỹ thăm khám, thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung khi có các biểu hiện:

  • Ra máu bất thường ở âm đạo. Có thể là sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh, chảy máu hành kinh nặng hơn, kéo dài hơn, chảy máu sau khi mãn kinh,…
  • Dịch âm đạo ra nhiều bất thường.
  • Bị đau vùng khung chậu hoặc lưng.
  • Tiểu tiện khó khăn, đi tiểu cảm thấy đau.
  • Máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.

Trên đây là giải đáp bị ung thư cổ tử cung có chữa được không? Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về chứng bệnh này; và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Các tìm kiếm liên quan đến ung thư cổ tử cung có chữa được không

cách chữa ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu

ung thư cổ tử cung có quan hệ được không

chi phí điều trị ung thư cổ tử cung

tiền ung thư cổ tử cung

lá đu đủ chữa ung thư cổ tử cung

dấu hiệu ung thư cổ tử cung

ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không

tư vấn

Đặt hẹn khám bệnh

Quy trình khám bệnh

Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều

hỗ trợ trực tuyến
hot line: 024.33.99.52.52
ĐẶT LỊCH HẸN ONLINE
social

Nhập số điện thoại của Bạn

Tư vấn Chat với bác sĩ15 Gọi điện Đặt hẹn
DMCA.com Protection Status